Ngày đăng: 03/11/2014 | Chuyên mục: Chuyên đề hỏi đáp, Hỏi đáp thuế giá trị gia tăng | Lượt xem: 2173


     

GIẢI ĐÁP TÌNH HUỐNG THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG (PHẦN 1)

    Dưới đây là các giải đáp tình huống thuế giá trị gia tăng đã được tổng hợp tại hội nghị đối thoại giữa Bộ Tài Chính và Doanh nghiệp năm 2014:

Câu hỏi​ 1:

   Cục thuế Bắc Ninh (Công văn số 10025/CT-THNVDT ngày 27/5/2014); Cục Thuế Lào Cai (Công văn số 1893/CT-KKT1 ngày 26/8/2014; công văn số 1587/CT-KK1 ngày 31/7/2014) có vướng mắc cụ thể sau:

    Vướng mắc 1: Trường hợp NNT có hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu có số thuế GTGT đầu vào của hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu còn được khấu trừ trong tháng (đối với trường hợp kê khai theo tháng), trong quý (đối với trường hợp kê khai theo quý) dưới 300 triệu đồng nhưng khi lũy kế các tháng, quý trước chuyển sang đủ từ 300 triệu đồng trở lên đối với thuế GTGT đầu vào của hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu thì có được hoàn thuế không? Kỳ hoàn thuế (trên Quyết định hoàn) là tháng, quý có chỉ tiêu đề nghị hoàn hay các kỳ có liên quan của luỹ kế số thuế GTGT đầu vào chưa khấu trừ hết?

   Vướng mắc 2: Cơ sở kinh doanh thương mại mua hàng hóa để thực hiện xuất khẩu thì số thuế GTGT đầu vào được hoàn thuế cho hàng hóa xuất khẩu không bao gồm số thuế GTGT đầu vào của hàng hóa tồn kho cuối tháng/quý. Tuy nhiên, Thông tư số 219/2013/TT-BTC và Thông tư số 156/2013/TT-BTC chưa hướng dẫn thủ tục kê khai giá trị hàng tồn kho và cách xác định thuế GTGT đầu vào tương ứng với hàng tồn kho.

Trả lời:

    Tổng cục Thuế đã có Công văn số 4281/TCT-KK ngày 02/10/2014 gửi Cục Thuế các tỉnh, TP trực thuộc TƯ, trong đó có nội dung như sau:

"2. Cơ sở kinh doanh có hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu có số thuế GTGT đầu vào của hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu còn được khấu trừ lũy kế các tháng (đối với trường hợp kê khai theo tháng), lũy kế các quý (đối với trường hợp kê khai theo quý) đủ từ 300 triệu đồng trở lên đối với thuế GTGT đầu vào của hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu thì Công ty đủ điều kiện được hoàn thuế GTGT theo quy định tại Khoản 4 Điều 18 Thông tư số 219/2013/TT-BTC.

    Trường hợp NNT có số thuế GTGT đầu vào của hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu còn được khấu trừ luỹ kế các tháng từ 300 triệu trở lên nhưng vừa có hàng hoá, dịch vụ xuất khẩu, vừa có hàng hoá, dịch vụ bán trong nước thì khi tính số thuế GTGT đầu vào của hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu được hoàn theo quy định tại Khoản 4 Điều 18 Thông tư 219/2013/TT-BTC, chỉ tiêu Doanh thu xuất khẩu trong kỳ và chỉ tiêu Tổng doanh thu hàng hóa, dịch vụ trong kỳ bán ra chịu thuế GTGT (bao gồm cả doanh thu xuất khẩu) là doanh thu của tháng, quý trên tờ khai thuế GTGT của kỳ tính thuế mà cơ sở kinh doanh khai dừng khấu trừ và đề nghị hoàn thuế đối với thuế GTGT đầu vào của hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu.

    Trường hợp cơ quan thuế đã ra quyết định hoàn thuế liên quan đến nội dung hướng dẫn Điểm 2 nêu trên trước ngày Công văn này thì không xử lý lại theo Công văn này.”

Câu hỏi 2:

    Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Quân Đội – Chi Nhánh Thành Phố Hồ Chí Minh hỏi về việc xử lý tài sản thế chấp để thu hồi nợ đối với Doanh nghiệp không có khả năng trả nợ?

Trả Lời:

    Về nội dung công văn số 2446/CT-TTHT ngày 08/04/2014 của Cục Thuế TP. Hồ Chí Minh vướng mắc liên quan đến việc xử lý tài sản bảo đảm tiền vay để thu hồi nợ của Ngân hàng TMCP Quân đội – CN TP. Hồ Chí Minh, Cục Thuế TP Hồ Chí Minh đang vận dụng công văn số 2041/TCT-DNL để giải quyết vướng mắc của doanh nghiệp. Cụ thể nội dung công văn số 2041/TCT-DNL như  sau:

“1. Về việc lập hóa đơn

Khoản 8a Điều 4 Chương I Thông tư số 219/2013/TT-BTC ngày 31/12/2013 của Bộ Tài chính quy định về đối tượng không chịu thuế GTGT:

"… Trường hợp hết thời gian trả nợ, người có tài sản bảo đảm không có khả năng trả nợ và phải bàn giao tài sản cho tổ chức tín dụng để tổ chức tín dụng xử lý tài sản đảm bảo tiền vay theo quy định của pháp luật thì các bên thực hiện thủ tục bàn giao tài sản bảo đảm theo quy định.

    Trường hợp các bên thỏa thuận người có tài sản bảo đảm tự bán tài sản bảo đảm để trả nợ, nếu người có tài sản bảo đảm là người nộp thuế GTGT và tài sản đem bán thuộc đối tượng chịu thuế GTGT thì phải kê khai, nộp thuế GTGT theo quy định.

    Trường hợp tổ chức tín dụng nhận tài sản bảo đảm để thay thế cho việc thực hiện nghĩa vụ trả nợ thì tổ chức tín dụng thực hiện hạch toán tăng giá trị tài sản phục vụ sản xuất kinh doanh theo quy định. Khi tổ chức tín dụng bán tài sản phục vụ hoạt động kinh doanh nếu tài sản thuộc đối tượng chịu thuế GTGT thì tổ chức tín dụng phải kê khai, nộp thuế GTGT theo quy định."

     Căn cứ quy định nêu trên, nếu hết thời gian trả nợ mà người có tài sản bảo đảm không có khả năng trả nợ và phải bàn giao tài sản cho tổ chức tín dụng; Tổ chức tín dụng xử lý tài sản bảo đảm tiền vay để thu hồi nợ hoặc thực hiện hạch toán tăng giá trị tài sản phục vụ sản xuất kinh doanh thì người có tài sản đảm bảo thực hiện thủ tục bàn giao tài sản và không phải xuất hóa đơn GTGT.

2. Về kê khai, khấu trừ thuế GTGT

Tiết a Điểm 2 Điều 3 Nghị định số 209/2013/NĐ-CP ngày 18/12/2013 quy định chi tiết và hướng dẫn một số điều của Luật thuế GTGT quy định về đối tượng không chịu thuế trong đó có "Bán tài sản đảm bảo tiền vay"

Căn cứ quy định nêu trên, trường hợp tổ chức tín dụng khi nhận tài sản, bất động sản là tài sản đảm bảo tiền vay để xử lý các khoản nợ vay, khi hạch toán sử dụng làm TSCĐ hoặc bán, chuyển nhượng thu tiền thì không được khấu trừ thuế GTGT đầu vào theo quy định.

3. Xác định giá vốn của bất động sản

Trường hợp nhận lại chính tài sản bảo đảm:

Giá vốn của bất động sản là tài sản đảm bảo tiền vay là giá thỏa thuận giữa hai bên và được xác định tại thời điểm chuyển giao bất động sản cho tổ chức tín dụng.

Đối với bất động sản của cá nhân thì thực hiện theo Khoản 5 Điều 2 Thông tư 111/2013/TT-BTC.

Trường hợp tổ chức tín dụng bán, chuyển nhượng bất động sản là tài sản đảm bảo để thực hiện nghĩa vụ thanh toán thì giá vốn của bất động sản là giá theo thỏa thuận giữa hai bên.

4. Thứ tự ưu tiên thanh toán khi xử lý tài sản đảm bảo tiền vay là bất động sản

Thống nhất với ý kiến xử lý của Cục Thuế Thành phố Hà Nội nêu tại công văn số 50459/CT-HTr ngày 17/12/2013 để đảm bảo thực hiện theo quy định tại Điều 6 Nghị định 163/2006/NĐ-CP ngày 29/12/2006 của Chính phủ.”

Câu hỏi 3:

    Công Ty TNHH Phước Tiến Thành hỏi về thuế GTGT đối với hoạt động góp vốn (công văn số 20/CV-PTT ngày 4/9/2014 của Công ty TNHH Phước Tiến Thành và Công văn số 6059/CT-TTHT ngày 31/07/2014 của Cục Thuế TP Hồ Chí Minh), cụ thể như sau:

a. Công ty TNHH Phước Tiến Thành nêu:

    Công ty đã có giải trình làm rõ toàn bộ quá trình mua lô đất N1 diện tích 4.013m2 tại Khu đô thị mới Phú Mỹ, huyện Tân Thành, tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu của Công ty CP Phát triển nhà BRVT với cơ quan thuế. Công ty giải trình rõ thêm việc rút vốn của Công ty CP Cây Cọ Vàng và bà Vũ Thị Thu Hà như sau: Hợp đồng gọi là hợp đồng góp vốn mua đất này thực chất chỉ là việc 3 bên góp tiền mua đất nhưng không thành vì hai trong số ba bên không có tiền để góp chung như dự định ban đầu nên chỉ còn một bên còn lại tiếp tục mua đất. Do đó, không có việc Công ty CP Cây Cọ Vàng và bà Vũ Thị Thu Hà rút vốn (vì thực tế không góp vốn) nên không có nghĩa vụ kê khai nộp thuế.

b. Cục Thuế thành phố Hồ Chí Minh nêu:

    Trường hợp Công ty TNHH Phước Tiến Thành (Công ty PTT), Công ty CP cây cọ vàng (Cty CCV) và bà Vũ Thị Thu Hà cùng nhau thoả thuận góp vốn theo hợp đồng góp vốn số 002/2007/PTT-HĐGV ngày 10/11/20007 để nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất N1 diện tích 4026 m2 tại khu đô thị Phú Mỹ huyện Tân Thành của Công ty CP Phát triển nhà bà rịa vũng tàu (Công ty PTN BRVT), trị giá chuyển nhượng theo hợp đồng góp vốn là 10.668.900.000 đồng Việt Nam, các bên góp vốn thống nhất cử Công ty CCV làm đại diện ký kết hợp đồng số 495/HĐNT ngày 14/11/2007 và đã chuyển một phần tiền góp vốn cho Công ty PTN BRVT trong năm 2007 và năm 2008.

   Ngày 20/12/2008, Công ty CCV và bà Vũ Thị Thu Hà rút vốn (Phụ lục hợp đồng số 10/2008.12.20/PLHĐ ngày 20/12/2008) và Công ty PTT thừa hưởng quyền mua lô đất, Công ty PTN BRVT làm thủ tục, ký lại hợp đồng mới số 121/HĐNT ngày 30/6/2009 với Công ty PTT.

   Hợp đồng góp vốn trong trường hợp nêu trên là các bên góp tiền mua đất, hai trong ba bên không có tiền góp vốn theo hợp đồng (Công ty CCV và bà Vũ Thị Thu Hà rút vốn để Công ty PTT tự mình đầu tư vốn mua đất). Hợp đồng góp vốn này không thành lập pháp nhân, không thay đổi tên các thành viên góp vốn trên các giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh nên khi hai bên rút vốn trên hợp đồng thì không phải đăng ký thay đổi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, không phát sinh chuyển nhượng vốn nên không thuộc đối tượng kê khai, nộp thuế đối với hoạt động chuyển nhượng vốn.

Trả lời:

    Về nội dung công văn số 6059/CT-TTHT ngày 31/07/2014 của Cục Thuế TP Hồ Chí Minh và công văn số 20/CV-PTT ngày 4/9/2014 của Công ty TNHH Phước Tiến Thành, Tổng cục Thuế đã có công văn số 4357/TCT-CS ngày 06/10/2014 trả lời như sau:

   Căn cứ Thông tư số 32/2007/TT-BTC ngày 09/4/2007 của Bộ Tài chính hướng dẫn về thuế GTGT; Thông tư số 129/2008/TT-BTC ngay 26/12/2008 của Bộ Tài chính hướng dẫn về thuế GTGT.

    Căn cứ Thông tư số 134/2007/TT-BTC ngày 23/11/2007 của Bộ Tài chính và Thông tư số 130/2008/TT- BTC ngày 26/12/2008 của Bộ Tài chính hướng dẫn về thuế TNDN.

    Theo trình bày của Cục Thuế thành phố Hồ Chí Minh và Công ty TNHH Phước Tiến Thành, trường hợp Công ty TNHH Phước Tiến Thành (Công ty PTT), Công ty CP cây cọ vàng (Cty CCV) và bà Vũ Thị Thu Hà cùng nhau thoả thuận góp vốn theo hợp đồng góp vốn số 002/2007/PTT-HĐGV ngày 10/11/2007 để nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất N1 diện tích 4026 m2 tại khu đô thị Phú Mỹ huyện Tân Thành của Công ty CP Phát triển nhà Bà Rịa Vũng Tàu (Công ty PTN BRVT), trị giá chuyển nhượng theo hợp đồng góp vốn là 10.668.900.000 đồng Việt Nam, các bên góp vốn thống nhất cử Công ty CCV làm đại diện ký kết hợp đồng số 495/HĐNT ngày 14/11/2007 và đã chuyển một phần tiền góp vốn cho Công ty PTN BRVT trong năm 2007 và năm 2008. Ngày 20/12/2008, Công ty CCV và bà Vũ Thị Thu Hà rút vốn (Phụ lục hợp đồng số 10/2008.12.20/PLHĐ ngày 20/12/2008) và Công ty PTT thừa hưởng quyền mua lô đất, Công ty PTN BRVT làm thủ tục, ký lại hợp đồng mới số 121/HĐNT ngày 30/6/2009 với Công ty PTT.

    Hợp đồng góp vốn trong trường hợp nêu trên là các bên góp tiền mua đất, hai trong ba bên không có tiền góp vốn theo hợp đồng (Công ty CCV và bà Vũ Thị Thu Hà rút vốn để Công ty PTT tự mình đầu tư vốn mua đất). Hợp đồng góp vốn này không thành lập pháp nhân, không thay đổi tên các thành viên góp vốn trên các giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh nên khi hai bên rút vốn trên hợp đồng thì không phải đăng ký thay đổi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, không phát sinh chuyển nhượng vốn nên không thuộc đối tượng kê khai, nộp thuế đối với hoạt động chuyển nhượng vốn.

    Căn cứ quy định trên và theo trình bày của Cục Thuế thành phố Hồ Chí Minh, Tổng cục Thuế thống nhất với ý kiến xử lý của Cục Thuế thành phố Hồ Chí Minh tại công văn số 6059/CT-TTHT ngày 31/7/201, cụ thể như sau: Hợp đồng góp vốn không thành lập pháp nhân, không thay đổi tên các thành viên góp vốn trên các giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh nên khi hai bên rút vốn trên hợp đồng thì không phải đăng ký thay đổi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, không phát sinh chuyển nhượng vốn nên không thuộc đối tượng kê khai, nộp thuế đối với hoạt động chuyển nhượng vốn.

     Các bên góp vốn nêu trên phải hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác của việc góp vốn, rút vốn.

Câu hỏi 4:

    Vướng mắc của các Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp và các Ban Quản lý rừng trên địa bàn Lâm Đồng) hỏi về thuế GTGT đối với hoạt động xây dựng công trình lâm sinh (trồng, chăm sóc rừng) và thuế TNDN đối với khoản tiền chênh lệch thu được từ bán gỗ khai thác rừng tự nhiên trước khi nộp vào NS tỉnh để tái đầu tư phát triển rừng (Công văn số 2580/CT-KTrT2 ngày 9/9/2014 của Cục Thuế tỉnh Lâm Đồng)

Trả lời:

    Về nội dung vướng mắc Công văn số 2580/CT-KTT2  ngày 09/09/2014 của Cục Thuế tỉnh Lâm Đồng về chính sách thuế đối với hoạt động xây dựng công trình lâm sinh, Tổng cục Thuế nhận được vướng mắc tượng tự công văn số 1761/BNN-TCLN ngày 4/6/2014 của Bộ Nông nghiệp và phát triển Nông thôn.

– Ngày 14/10/2014, Tổng cục Thuế đã trình Bộ trả lời công văn số 1761/BNN-TCLN, công văn số 2580/CT-KTTr2 theo hướng dẫn như sau:

“Căn cứ quy định nêu trên, dự án đầu tư xây dựng công trình lâm sinh bao gồm hoạt động lâm sinh và hoạt động xây dựng công trình hạ tầng cơ sở kỹ thuật phục vụ cho bảo vệ và phát triển rừng.

– Hoạt động lâm sinh trong các dự án công trình lâm sinh (trồng cây, chăm sóc cây rừng) ở rừng quốc gia, vườn quốc gia; ở khu bảo tồn thiên nhiên, rừng phòng hộ, đặc dụng thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT;

– Hoạt động xây dựng công trình hạ tầng cơ sở kỹ thuật phục vụ cho bảo vệ và phát triển rừng thuộc đối tượng chịu thuế GTGT với thuế suất thuế GTGT là 10%; Riêng hoạt động xây dựng có liên quan đến các công trình phòng trừ sâu bệnh hại rừng, dịch vụ nạo vét kênh mương, hồ đập tại các công trình hạ tầng cơ sở kỹ thuật phục vụ cho bảo vệ và phát triển rừng thuộc đối tượng chịu thuế GTGT với thuế suất thuế GTGT là 5%.

    Trường hợp các chủ rừng đã lập dự toán và thanh quyết toán chi phí đầu tư xây dựng công trình lâm sinh theo mức thuế suất thuế GTGT 5% hoặc xác định là đối tượng không chịu thuế GTGT thì không thực hiện điều chỉnh lại.”

    Về cơ chế quản lý tiền bán gỗ khai thác rừng tự nhiên:

    Căn cứ điểm b, khoản 6, Điều 9 Nghị định số 200/2004/NĐ-CP ngày 3/12/2004 của Chính Phủ về sắp xếp, đổi mới và phát triển lâm trường quốc doanh quy định về tài sản và tài chính như sau:

“6. Tiền bán gỗ và lâm sản khác khai thức từ rừng tự nhiên, Công ty Lâm nghiệp được sử dụng vào các mục đích sau:

… b) Thực hiện nghĩa vụ tài chính với Nhà nước.”

     Tại khoản 2, Điều 4 Thông tư số 123/2012/TT-BTC ngày 27/7/2012 của Bộ Tài chính hướng dẫn về thuế thu nhập doanh nghiệp quy định về thu nhập chịu thuế: 

“2. Thu nhập chịu thuế

    Thu nhập chịu thuế trong kỳ tính thuế bao gồm thu nhập từ hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ và thu nhập khác.”

     Theo trình bày của Cục Thuế tỉnh Lâm Đồng tại công văn số 944/CT-KTrT2 ngày 18/4/2014 thì: UBND tỉnh Lâm Đồng đã ban hành quy định về thu, nộp tiền về cơ chế quản lý tiền bán gỗ khai thác từ rừng tự nhiên (bao gồm: gỗ khai thác chính, gỗ tận thu, tận dụng) như sau: Các công ty TNHH MTV Lâm Nghiệp và Ban Quản lý rừng thu toàn bộ kinh phí bán gỗ từ đơn vị mua gỗ; trực tiếp thanh toán các khoản chi phí khai thác rừng, nộp thuế tài nguyên, thuế giá trị gia tăng theo quy định…”

    Căn cứ quy định nêu trên, trường hợp các Công ty TNHH MTV Lâm Nghiệp và Ban Quản lý rừng đã nộp thuế GTGT 5% đối với gỗ rừng khai thác khi bán thì không điều chỉnh lại. Bộ Tài chính thống nhất với đề xuất của Cục Thuế tỉnh Lâm Đồng tại công văn số 944/CT-KTrT2 ngày 18/4/2014: khoản tiền chênh lệch thu được từ bán gỗ khai thác rừng tự nhiên sau khi trừ các khoản chi phí khai thác rừng, nộp thuế tài nguyên, thuế giá trị gia tăng theo quy định là khoản thu nhập chịu thuế TNDN trước khi nộp vào ngân sách tỉnh. 

    Đề nghị Cục Thuế Lâm Đồng làm việc với các Sở, công ty TNHH MTV Lâm nghiệp và có kiến nghị UBND tỉnh sửa đổi, bổ sung cơ chế cho phù hợp với các quy định hiện hành về thuế”

Câu hỏi 5:

   Vướng mắc của Chi nhánh Công ty CP giao nhận Hàng Hoá Jupiter Pacific tại TP Đà Nẵng về thuế suất thuế GTGT đối với dịch vụ cung cấp cho Doanh nghiệp chế xuất thực hiện trong và ngoài khu phi thuế quan? (Công văn số 2761/CT-TTHT ngày 02/7/2014 của Cục Thuế Đà Nẵng)

Trả lời:

Về nội dung vướng mắc tại công văn số 2761/CT-TTHT ngày 02/07/2014, Tổng cục Thuế đã có công văn trả lời số 4488/TCT-CS ngày 14/10/2014, như sau:    

“Căn cứ các hướng dẫn trên, trường hợp Chi nhánh Công ty cổ phần giao nhận hàng hoá Jupiter Pacific tại Đà Nẵng cung cấp một số dịch vụ cho doanh nghiệp chế xuất, cụ thể: dịch vụ hải quan; dịch vụ nâng hạ container tại cảng, nhà máy, kho hàng; dịch vụ xếp dỡ, bốc xếp tại nhà máy, cảng, sân bay và các chi phí phát sinh có liên quan như: phí chứng từ, phí điện giao hàng, phí niêm chì, phí làm hàng, phí đóng gói thì các dịch vụ và các khoản phí liên quan này được áp dụng thuế suất thuế GTGT 0% của dịch vụ xuất khẩu nếu đáp ứng các điều kiện tại Khoản 2 Điều 9 Thông tư số 219/2013/TT-BTC ngày 31/12/2013 của Bộ Tài chính.”