Ngày đăng: 11/11/2014 | Chuyên mục: Chuyên đề hỏi đáp, Hỏi đáp các tình huống kế toán | Lượt xem: 3915


     

TÌNH HUỐNG KẾ TOÁN THỰC TẾ THƯỜNG GẶP 

Tình huống kế toán thực tế thường gặp – Hướng dẫn kế toán các phương pháp và cách giải quyết các tình huống kế toán thường gặp. 

Câu hỏi 36:

     Công ty chúng tôi hoạt động trong lĩnh vực sản xuất – mua bán – cho thuê container… hoạt động sản xuất mua bán cho thuê contrainer là hoạt động chính tạo nên doanh thu. Trong quá trình kinh doanh container có khi là hàng tồn kho, có khi là hàng cố định ( khi cho thuê ). Xin được hỏi: khi bán container dù là hàng tồn khi hay cố định chúng tôi hạch toán vào doanh thu bán hàng TK 511 hết có phù hợp không? Vì thực tế container chúng tôi có khi cho thuê ghi nhận tài sản cố định và kết thúc thời hạn cho thuê chúng tôi lịa nhập kho và lúc này container trở thành hoàng hóa kinh doanh bình thường.

Trả lời:

     Công ty bạn hoạt động trong lĩnh vực sản xuất, mua bán, cho thuê container, do vậy khoản doanh thu về hoạt động bán container là hàng tồn kho được ghi nhận vào doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ (TK 511). Trường hợp container dùng để cho thuê hoạt động phải ghi nhận là TSCĐ hữu hình. Doanh thu cho thuê container được ghi nhận vào doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ. Đối với container hết thời hạn cho thuê, công ty thu hồi về bán sẽ được chuyển từ TSCĐ hữ hình(tk 211- TSCĐ hữu hình) sang hàn hóa( TK 156- hàng hóa) theo giá trị còn lại của TSCĐ ghi trên sổ kế toán. Khi bán container này các hạch toán bình thường như giao dịch bán hàng hóa container.

Câu hỏi 37:

     Theo QĐ 15/2006/QĐ-BTC, cá khoản chi phí trả trước, nếu sử dụng từ 2 năm tài chính trở lên thì sử dụng tài khoản 242. Khái niệm năm tài chính ở đây cần hiểu như thế nào? Giả sử chi phí phát sinh tháng 11và phân bổ cho 3 tháng từ tháng 11 đến hết tháng 1 năm sau có được coi là phân bổ cho 2 năm.

Trả lời:

      Trường hợp trên nên phản ánh khoản chi phí trả trước đó vào TK 242 – chi phí trả trước ngắn hạn vì thời gian phân bổ chỉ là 3 tháng, mặc dù có kéo dài sang năm tài chính liền kề.

Tài chính để hoạch toán không (niên độ kế toàn từ 01/01 đến hết 31/12 hàng năm).

Câu hỏi 38:

    Trên bảng cân đối kế hoạch hợp nhất và báo cáo kết quả kinh doanh hợp nhất có thêm các chỉ tiêu để phản ánh cách khoản phát sinh khi hợp nhất báo cáo tài chính như: lợi thế thương mại, lợi ích cổ đông thiểu số nhưng không thấy hướng dân lập báo cáo lưu chuyển tiền tệ hợp nhất không thấy các chỉ tiêu này. Vậy khi lập báo cáo lưu chuyển tiền tệ hợp nhất theo phương pháp gián tiếp thì phan ánh như thế nào đối với số tăng, giảm chi tiêu lợi thế thương mại và tăng, giảm lợi ích cổ đông thiểu só thì phản ánh vào chỉ tiêu nào. Vốn góp nhân của cổ dông thiểu số phản ánh vào chỉ tiêu 31- “thu từ phát hành cổ phiếu, nhận vốn góp của chủ sở hữu” hay chỉ tiêu nào khác? Tương tự: cổ tức, lợi nhuận trả cho cổ đông thiểu số phản ánh vào chỉ tiêu 36 “cổ tức, lợi nhận đã trả cho chủ sở hữu” hay chỉ tiêu khác.

Trả lời:

     Về việc lập báo cáo lưu chuyển tiền tệ hợp nhất hiện nay BTC chưa có quy định cụ thể ngoài một vài hướng dẫn được nêu trong Chuẩn mực kế toán số 24-“báo cáo lưu chuyển tiền tệ”. Để có cơ sở thực hiện, bạn cần gửi câu hỏi đến BTC ( vụ chế độ kế toàn và kiểm toán) để nhận câu trả lời chính thức.

Câu hỏi 39:

     Đối với các trường hợp mua, bán chứng khoán trên sàn giao dịch thì thời điểm ghi nhận tăng hoặc giảm khoản đầu tư (ngắn hạn hoặc dài hạn khác) là thời điểm khớp lệnh này hay thời điểm thực tế nhận cổ phiếu hay nhận tiền. Ví dụ: ngày 29/12/2010: Khớp lệnh mua 1000 CP công ty A giá 15.000đ/CP. Ngày 04/01/2011 sổ chi tiết tài khoản tiền tại công ty chứng khoán giảm 15.000.000đ và sổ chi tiết chứng khoán tăng 1000CP công ty A ngày 30/12/2010 khớp lệnh bán 5000 CP công ty B giá 12.000đ/CP. Ngày 05/01/2011 sổ chi tiết tài khoản tiền tại công ty chứng khoán tăng 60.000.000đ và sổ chi tiết chứng khoản giảm 50000CP công ty B. Vậy đến 31/12/2010 các nghiệp vụ trên được phản ánh như thế nào trên sổ kế toán và Báo cáo tài chính năm 2010 ?

Trả lời:

      Đối với các trường hợp như mua chứng khoán trên sàn giao dịch chứng khoán thì thời điểm ghi nhận tăng khoản đầu tư tương ứng nên được thực hiện tại thời điểm thực tế nhận CP(CP đã về tài khoản của tổ chức). Còn đối với trường hợp bán chứng khoán trên sàn giao dịch chứng khoán thì thời điểm ghi nhận doanh thu hoạt động tài chính và giảm khoản đầu tư nên được thực hiện tại thời điểm nhận tiền.

     Cả hai cách xử lý trên tuy chưa hoàn toàn phù hợp với nguyên tắc kế toán dồn tích nhưng đảm bảo tính chính xác, thận trọng của quá trình giao dịch.

     Nhưng tại thời điểm cuối kỳ, để phục vụ việc lập Báo cáo tài chính, trích lập dự phòng giảm giá đầu tư ngắn hạn khi mua, bán chứng khoán trên sàn giao dịch sẽ ghi tăng khoản đầu tư (đối với giao dịch mua) hoặc ghi giảm khoản đầu tư (đối với giao dịch bán) khi lệnh mua hoặc bán đã được khớp lệnh.

Câu hỏi 40:

     Lợi thế thương mại phát sinh khi hợp nhất công ty liên kết theo phương pháp vốn chủ có phản ánh vào chỉ tiêu mã số 269 và trình bày ở chỉ tiêu “Lợi thế thương mại” như lợi thế thương mại phát sinh khi hợp nhất công ty con không ?

Trả lời:

     Lợi thế thương mại phát sinh khi mua khoản đầu tư vào công ty liên kết được trình bày trên Báo cáo tài chính hợp nhất tại chỉ tiêu “Lợi thế thương mại” (mã số 269).

Câu hỏi 41:

    Thời điểm ghi nhận TSCĐ vô hình ? Công ty tôi muốn mua phần mềm game độc quyền của nước ngoài trong 3 năm, giá trị là 1.100USD, hợp đồng ký ngày 13/01/2011, game đã được đưa vào sử dụng và tạo ra doanh thu từ tháng 01/2011. Tính tới thời điểm này công ty nước ngoài mới xuất cho chúng tôi 3 hóa đơn trị giá 900USD còn 1 hóa đơn trị giá 200USD dự kiến xuất vào năm 2012 (hợp đồng có ghi thanh toán làm 3 đợt). Công ty chúng tôi đã thanh toán 900USD. Vậy thời điểm công ty tôi có thể ghi nhận TSCĐ vô hình là tháng 01/2011 hay sang năm 2012; nếu sang năm 21012 thì ghi nhận thế nào với 3 hóa đơn đã nhận ?

Trả lời:

    Ở thời điểm này khi chưa trả hết tiền cho nhà cung cấp và nhà cung cấp có thể chặn lại quá trình khai thác phần mềm game bất kỳ lúc nào thì giao dịch này chưa đủ điều kiện ghi nhận là TSCĐ vô hình.

    Trước măt, xuất phát từ thực tế của giao dịch, tại thời điểm cuối năm 2011, công ty ghi nhận số tiền đã trả của 3 hóa đơn vào chi phí trả trước dài hạn (TK 242) và thực hiện phân bổ xác định kết quả hoạt động năm 2011 (do công ty bạn đã khai thác phần mềm đã mua và tạo ra doanh thu từ tháng 01/2011). Chi phí phân bổ cho năm 2011 được tính bằng 1.100USD chia cho 3 năm.

    Sang năm 2012, khi thanh toán nốt số tiền còn nợ và được chuyển quyền sở hữu toàn bộ phần mềm game thì công ty bạn sẽ ghi nhận TSCĐ vô hình. Toàn bộ tình hình này cần được thuyết minh rõ ràng trong bản thuyết minh Báo cáo tài chính về thực chất của giao dịch.

Câu hỏi 42:

     Công ty A đầu tư 1 triệu CP của công ty B với giá gốc là 30.000đ/CP. Trong năm, công ty A được chia cổ tức bằng CP với tỷ lệ là 100:20 (có 100 CP thì được nhận 20CP mới). Như vậy số CP công ty A được chia là 200.000 CP. Theo thông tư 244 ngày 31/12/2009 thì “chia cổ tức bằng CP chỉ theo dõi số lượng CP tăng thêm, không ghi nhận giá trị CP được nhận”.

Vậy giá trị của 200.000CP nêu trên là bằng 0? Sang năm sau, công ty A bán 1 triệu CP đầu tư ban đầu và sẽ xác định giá vốn tương ứng là 30 tỷ đồng. Số CP còn lại là 200.000CP sẽ chỉ theo dõi về mặt lượng và giá trị sẽ bằng ) trên Bảng cân đối kế toán. Khi công ty A chuyển nhượng nốt 200.000CP còn lại này thì toàn bộ giá trị chuyển nhượng là lãi của khoản đầu tư (do giá vốn bằng 0). Vậy quý Hội cho chúng tôi hỏi việc xác định như trên có hợp lý hay không? Hay có một phương pháp nào khác xác định lại giá gốc của 1 triệu CP đầu tư ban đầu (sau khi nhận cổ tức bằn CP) và 200.000CP được nhận từ chia cổ tức.

Trả lời:

     Trị giá vốn của số CP bán ra sau khi đã ghi tăng trên sổ kế toán chi tiết số lượng CP được nhận do công ty cổ phần trả cổ tức bằng cổ phiếu sẽ được tính theo phương pháp tính giá bình quân.

Câu hỏi 43:

      Doanh nghiệp có các tài khoản có số dư gốc ngoại tệ là JPY hay EUR thì cuối kỳ đánh giá lại gốc ngoại tệ theo tỷ giá nào ( đối với 2 trường hợp là đơn vị tiền tệ kế toán là VND hay USD).

Trả lời:

     Tại đoạn 10.a của Chuẩn mực kế toán số 10 – Ảnh hưởng của việc thay đổi tỷ giá hối đoái có quy định :

“a.Các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ phải được báo cáo theo tỷ giá hối đoái cuối kỳ;”

Trong phần hướng dẫn TK 413 “Chênh lệch tỷ giá hối đoái” (trong Chế độ kế toán doanh nghiệp ban hành theo QĐ số 15/2006/QĐ-BTC) có quy định:

“1.5. Cuối năm tài chính, doanh nghiệp phải đánh gia lại các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ theo tỷ giá giao dịch bình quân trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm cuối năm tài chính”.

Bạn cần tham chiếu các quy định nêu trên để thực hiện.

Câu hỏi 43:

      Tháng 12/2009, công ty tôi cùng với một công ty khác (goi là công ty A) ký Hợp đồng hợp tác kinh doanh về việc mua lại một công ty C, trong đó tổng giá trị tài sản trên sổ kế toán của công ty C là 17 tỷ đồng, giá mua là 35 tỷ đồng, trong đó bên công ty A chịu tương ứng 51% VLĐ là 17,85 tỷ đồng, công ty tôi chịu 49% VLĐ là 17,15 tỷ đồng. Theo Hợp đồng hợp tác kinh doanh thì công ty tôi ủy quyền cho công ty A đứng ra ký kết hợp đồng mua bán với công ty C, thực hiện hợp tác cùng công ty C để làm các hồ sơ thủ tục liên quan đến việc sở hữu công ty C cũng như toàn bộ tài sản của công ty C. Tuy nhiên, tính đến tháng 06/2011 việc chuyển đổi sang tên cũng như các thủ tục pháp lý chưa hoàn tất, công ty tôi cũng đã chuyển nhượng 90% tương ứng số tiền 15 tỷ đồng cho công ty A và đã ghi sổ là Nợ TK 1338/Có TK 112. Nay công ty tôi thực hiện chuyển nhượng toàn bộ phần vốn này lại cho một đơn vị khác công ty D với giá chuyển nhượng là 18 tỷ đồng.

Xin hỏi phải hạch toán kế toán trong trường hợp này như thế nào? Còn về thủ tục hồ sơ pháp lý cần những giấy tờ gì? Hiện tại công ty tôi đang làm là Hợp đồng chuyển nhượng vốn, Biên bản thỏa thuận và thanh lý Hợp đồng hợp tác kinh doanh với công ty A.

Trả lời:

          a. Công ty bạn phải có Hợp đồng công chứng về chuyển nhượng phần vốn đã góp vào Hợp đồng hợp tác kinh doanh với công ty A cho công ty D và phải được công ty A chấp thuận theo các điều khoản đã ký kết trong Hợp đồng hợp tác kinh doanh giữa công ty bạn và công ty A.

          b. Khi hoàn thành các thủ tục pháp lý về chuyển nhượng vốn và công ty D đã thanh toán tiền hoặc chấp nhận thanh toán tiền, công ty bạn sẽ ghi :

          Nợ TK 111,112,138

                 Có TK 515 – Doanh thu hoạt động tài chính.

          c. Các chi phí tư vấn, giao dịch làm thủ tục pháp lý liên quan đến chuyển nhượng vốn công ty bạn ghi :

          Nợ TK 635 – Chi phí hoạt động tài chính

                 Có TK 111,112,331…

          d. Phản ánh chi phí tài chính của giao dịch chuyển nhượng vốn ghi:

Nợ TK 635 – Chi phí hoạt động tài chính

Có TK 138 – Phải thu khác (sô vốn đã góp vào Hợp đồng hợp tác kinh doanh).

Có TK 338 – Phải trả, phải nộp khác (TK 3388)(số tiền còn phải góp vào Hợp đồng hợp tác kinh doanh).

Câu hỏi 44:

      Năm 2010, công ty tôi thuê 1 văn phòng trong thời gian 5 năm. Chúng tôi thuê 1 công ty xây dựng thực hiện việc sửa chữa văn phòng với tổng chi phí chưa thuế GTGT là 900.000.000 VNĐ theo biên bản nghiệm thu và hóa đơn công ty xây dựng xuất. Tôi đã hạch toán khoản này như sau :

          Nợ TK 242

          Nợ TK 331

                 Có TK 112

     Và thực hiện phân bổ theo thời gian thuê văn phòng. Tuy nhiên, năm 2011 chúng tôi không thuê văn phòng này nữa (đã có thanh lý hợp đồng). Vậy cho tôi hỏi phải xử lý phần chi này như thế nào?

Trả lời:

      Phần chi phí sửa chữa văn phòng trị giá 900.000.000 VNĐ của công ty bạn đã ghi nhận vào chi phí trả trước dài hạn (TK 242) và chờ phân bổ theo thời gian của hợp đồng thuê nhà mà nay đã bị hủy bỏ (đã có thanh lý hợp đồng) nếu tiếp tục phân bổ chi phí này thì chi phí này sẽ được coi là chi phí không được tính trừ khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN vì khi hợp đồng thuê nhà đã hủy bỏ thì chi phí này được coi là chi phí không phù hợp. Công ty có thể yêu cầu bên đã cho công ty thuê văn phòng hoàn trả lại số tiền mà công ty đã bỏ ra để sửa chữa văn phòng.

Câu hỏi 45:

       1. Đơn vị tôi có mượn đất xây phòng làm việc. Các chi phí liên quan đến xây dựng tôi tập hợp vào TK 241, khi xây dựng xong tôi kết chuyển sang TK 211 để làm TSCĐ. Tuy nhiên, do không đủ những chứng từ liên quan đến nên khi quyết toán thuế, đội quyết toán thuế đã không ghi nhận đây là TSCĐ. Vậy bây giờ tôi phải làm gì với tài sản này?

      2. Khi quyết toán số thuế GTGT được khấu trừ chuyển sang kỳ sau do cơ quan thuế kiểm tra lớn hơn số đơn vị tôi kê khai. Vậy tôi phải hạch toán như thế nào?

Trả lời:

       1. Đối với chi phí của công ty bạn liên quan đến các khoản chi phí xây dựng văn phòng trên đất đi mượn, cơ quan thuế đã không chấp nhận là chi phí có đủ chứng từ khi thực hiện quyết toán thuế thì công ty bạn vẫn có thể ghi nhận đây là TSCĐ của công ty (vì công ty có thực bỏ ra chi phí để có được tài sản này nhưng không có đủ chứng từ để chứng minh). Tuy nhiên, chi phí khâu hao TSCĐ này không được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN.

      2. Khi quyết toán thuế, số thuế GTGT được khấu trừ chuyển sang kỳ sau của công ty do cơ quan thuế kiểm tra lớn hơn số đơn vị kê khai thì công ty bạn phải tìm rõ lý do của sự chênh lệch giữa số GTGT được khấu trừ chuyển sang kỳ sau do cơ quan thuế xác nhận và số liệu do công ty bạn kê khai. Công ty bạn sẽ hạch toán theo số liệu có đầy đủ chứng từ chứng minh.